
Nguồn: Báo cáo các lĩnh vực năm 2016 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
Những dịch bệnh do động vật truyền sang người
Các dịch bệnh do động vật truyền sang người mới bùng phát hoặc tái bùng phát gần đây là Ebola, cúm gia cầm, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), vi-rút Nipah, sốt Thung lũng Rift (RVF), hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), vi-rút Tây sông Nile (WNV), vi-rút Zika và bây giờ là vi-rút cô-rô-na. Tất cả đều liên quan tới hoạt động của con người.
Ebola bùng phát tại Tây Phi là kết quả của suy thoái rừng dẫn tới động vật hoang dã tiếp xúc gần hơn tới nơi cư trú của con người; sự bùng phát của cúm gia cầm có liên quan tới việc chăn nuôi gia cầm ở trang trại và vi-rút Nipah thì liên quan tới sự thúc đẩy chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả tại Ma-lai-xi-a.
Một số ca nhiễm MERS lên con người đã xảy ra ở khắp nơi nhưng tập trung ở Bán đảo Ả Rập, được tìm ra nguyên nhân là từ sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của con người với lạc đà.
Sốt RVF là một căn bệnh do vi-rút cấp tính ảnh hưởng tới cả vật nuôi và con người và do muỗi truyền sang người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi.
SARS bị lây truyền ở con người bởi sự tiếp xúc giữa con người và động vật được buôn bán tại Trung Quốc.
Chim mang nguồn bệnh WNV và sự truyền nhiễm vi-rút chủ yếu thông qua muỗi; muỗi lan truyền vi-rút giữa chính loài chim; chúng đốt chim và các động vật có vú nên truyền bệnh cho cả con người.
Zika cũng lây truyền sang con người chủ yếu do muỗi mang mầm bệnh đốt.
Vi-rút cô-rô-na mặc dù vẫn chưa được biết nguồn bệnh chính xác nhưng hiện được cho là có nguồn gốc từ một chợ động vật hoang dã tại Vũ Hán, Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trước khi bùng phát khắp thế giới, khiến hơn 3,6 triệu người mắc và làm tử vong hơn 260 nghìn người tại thời điểm này.